Thế giới chúng ta luôn thay đổi liên tục – những con đường, tòa nhà hay cơ sở kinh doanh mới được mở ra mọi lúc, mọi nơi. Vậy để định vị ví trí của một địa điểm nào đấy thì hiển nhiên chúng ta cần một bản đồ. Nhưng với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão như vậy ta thì những chiếc bản đồ giấy không thể cập nhật kịp thời và xuất bản để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Do đó, chúng ta cần một bản đồ online để cập nhập liên tục những thay đổi của các vị trí và định vị phương hướng.
Google Maps được phát triển như thế nào?
Để giúp con người sử dụng bản đồ dễ dàng hơn, kỹ sư phần mềm người Úc Noel Gordon, đã lên ý tưởng và tạo ra Google Maps. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn về cách mà Google Maps được ra đời và phát triển.
Khởi đầu với dựng hình ảnh
Hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho giao diện của Google Maps được hiển thị đa dạng hơn. Với Chế độ xem street view và vệ tinh hình ảnh, Google có thể xác định vị trí của các tòa nhà, con đường và doanh nghiệp trên khắp thế giới, cũng như các điểm đánh dấu không gian có liên quan khác, chẳng hạn như giới hạn tốc độ, và tên doanh nghiệp.
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng đi vào từng ngóc ngách của các bất kì vị trí nào trên thế giới chỉ từ điện thoại thông minh hay máy tính của bạn. Năm 2007, Google Maps cho ra mắt chế độ Streetview (xem phố). Ban đầu chế độ này chỉ áp dụng cho một số thành phố của Hoa Kỳ, sau đó mới triển khai sang Châu Âu, Nhật Bản và Úc vào năm 2008. Google sử dụng một loại máy ảnh đặc biệt gắn trên ô tô và đi khắp thành phố để ghi lại hình ảnh của mọi con đường.
Có hơn 170 tỷ hình ảnh chất lượng cao được thu thập ở 87 quốc gia để cung cấp bối cảnh cho bản vẽ đường phố trên bản đồ 2D. Vào năm 2006, Google đã sử dụng hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để lập bản đồ cho 37% dân số thế giới. Hiện tại, Google Maps đã đạt được kết quả là hơn 98%.
Bổ sung dữ liệu
Tuy nhiên, chỉ với yếu tố hình ảnh không thể nào tạo nên một ứng dụng bản đồ hoàn chỉnh . Bạn cũng cần thông tin khác như chiều dài đường, địa hình, hệ thống giao thông công cộng và khoảng cách. Tất cả dữ liệu này hoạt động với hình ảnh để tạo thành một bản đồ chi tiết.
Google Maps làm việc với 1.000 nguồn dữ liệu của các bên thứ ba từ khắp nơi trên thế giới để thu thập thông tin cần thiết để tạo nên một ứng dụng có tính thiết thực và chính xác cao. Ngoài ra, người dùng có thể tải dữ liệu trực tiếp lên Google Maps, có nghĩa là thông tin bạn thấy luôn được cập nhật liên tục.