Google sử dụng vị trí trên thiết bị để duyệt review của bạn như thế nào trên google maps.

Nếu bạn là một doanh nghiệp đang có vị trí trên google maps, bạn đang muốn các review của khách hàng của bạn được duyệt và hiển thị trên google maps của bạn, thì các bạn cũng sẽ biết rằng google nó sử dụng các thông tin nào để biết bạn đã ghé qua địa điểm đó và nó cho phép hiển thị đánh giá mà bạn đã review địa điểm đó, chúng ta sẽ tìm hiểu các google xác định vị trí của thiết bị, giúp nó lọc các thiết bị spam tốt như thế nào trong việc xác định đâu là review thật, đâu là review spam.

Để chúng ta hiểu như thế nào cơ chế của google đã thu thập vị trí của thiết bị khi đánh giá trên google maps như thế nào mời các bạn cùng chúng ta đi theo chi tiết các cách google thu thập vị trí nhé.

Tại sao Google sử dụng thông tin vị trí?

Google có rất nhiều ứng dụng, như google maps, google keyword, youtube và rất nhiều loại khác nữa, mà google lại là một công ty quảng cáo, luôn luôn muốn đem đến trải nghiệm một cách tuyệt vời nhất, hơn nữa nhằm đem đến hiệu quả của nhà quảng cáo nhắm đến mục tiêu hơn thì google cần phải biết vị trí của bạn ở đâu, đã đi những đâu, để có thông tin cung cấp cho nhà quảng cáo nhắm mục tiêu tốt hơn, hơn nữa đặc biệt google maps rất cần biết rằng, vị trí bạn ở đau, giúp trong việc xây dựng tuyến đường, chỉ đường cho bạn tốt hơn rất nhiều, ngoài ra nó còn cung câp như hiển thị ngôn ngữ sao cho phù hợp với vùng miền và địa danh đó.

Làm cách nào Google biết được vị trí của bạn?

Nhưng chúng ta đã biết thì trên điện thoại có phần định vị, việc bạn bật lên google sẽ cho biết chính xác bị trí bạn đang đứng, ngoài ra việc bạn sử dụng google maps cũng là 1 thông tin cực kỳ hữu ích.

IP của thiết bị bạn.

Nếu bạn sử dụng máy tính thì sao, cái này không khó, nó sẽ dự vào đại chỉ IP mà nhà cung cấp mạng cấp cho bạn một dài ip.

Dựa vào IP này nó sẽ biết khu vực nào, có thể vị trí nào cũng được, đó là sức mạnh mà những người dùng chúng ta không hiểu được, nếu bạn chưa làm trong lĩnh vực đó.

Địa chỉ IP (còn gọi là địa chỉ Internet) do nhà cung cấp dịch vụ Internet gán cho thiết bị của bạn và là một yêu cầu để sử dụng Internet. Địa chỉ IP được dùng để tạo kết nối giữa thiết bị của bạn với những trang web và dịch vụ bạn sử dụng. Địa chỉ IP dựa trên vị trí địa lý khái quát. Điều này có nghĩa là bất kỳ trang web nào mà bạn sử dụng, bao gồm cả google.com, có thể nhận một số thông tin về khu vực khái quát của bạn.

Giống như nhiều dịch vụ Internet khác, Google có thể sử dụng thông tin về khu vực khái quát mà bạn đang có mặt để cung cấp một số dịch vụ cơ bản. Ví dụ: Bằng cách phỏng đoán khu vực khái quát mà bạn đang có mặt, Google có thể cung cấp kết quả phù hợp cho bạn, cũng như bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn bằng cách phát hiện hoạt động khác thường (chẳng hạn như đăng nhập từ một thành phố mới).

Dựa trên hoạt động trước đây của bạn

Trong quá trình bạn sử dụng các dịch vụ của Google, Google có thể suy được rằng bạn quan tâm đến một địa điểm ngay cả khi thiết bị của bạn không cho Google biết chính xác bạn đang ở đâu. Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm “Quán cà phê ở Paris”, Google có thể cho rằng bạn muốn xem các địa điểm gần Paris và hiển thị cho bạn kết quả về những quán cà phê tại các địa điểm đó.

Một số mục trong lịch sử hoạt động của bạn, chẳng hạn như các nội dung tìm kiếm trước đây, có thể cũng có thông tin về khu vực khái quát mà bạn có mặt ở thời điểm đó. Tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt của bạn, loại thông tin này có thể được lưu trữ trong tài khoản của bạn và sử dụng làm một tín hiệu, chẳng hạn như để xác định xem liệu bạn có còn ở Paris không khi bạn tìm kiếm các nội dung khác sau này.

Dựa trên các địa điểm bạn đã gắn nhãn

Bạn cũng có thể chọn cho Google biết về những địa điểm quan trọng với bạn, chẳng hạn như nhà riêng hoặc cơ quan. Thông tin này có thể giúp bạn làm những việc như tìm đường nhanh hơn bằng cách tự động lấy địa chỉ nhà riêng và cơ quan của bạn. Thông tin này cũng có thể dùng để tác động đến kết quả mà Google cung cấp cho bạn. Tìm hiểu thêm

Dựa trên các thiết bị của bạn

Nhiều thiết bị (như điện thoại hoặc máy tính) có thể xác định vị trí chính xác của chính thiết bị đó. Bạn có thể cho phép Google và các ứng dụng khác cung cấp cho bạn những tính năng hữu ích dựa trên vị trí thiết bị của bạn. Ví dụ: nếu đang bị trễ hẹn với bạn bè, thì có thể bạn sẽ muốn sử dụng một ứng dụng tìm đường để biết cách nhanh nhất đến địa điểm hẹn. Để tìm đường đi từng chặng, bạn có thể phải bật dịch vụ vị trí trên thiết bị và cho phép ứng dụng truy cập thông tin vị trí đó. Ngoài ra, đối với một số nội dung tìm kiếm như “quán cà phê”, “bến xe buýt” hay “cây ATM”, kết quả thường sẽ hữu ích hơn nếu có thông tin vị trí chính xác.

Trên một thiết bị Android, nếu bạn chọn bật vị trí thiết bị thì bạn có thể sử dụng các tính năng như tìm đường, cấp cho một ứng dụng quyền truy cập vào vị trí hiện tại của bạn hoặc tìm điện thoại. Bạn cũng có thể chọn những ứng dụng có quyền sử dụng vị trí thiết bị của bạn thông qua các tùy chọn kiểm soát đơn giản, cho phép bạn bật hoặc tắt quyền cho các ứng dụng riêng lẻ. Trên các thiết bị Android, bạn có thể biết khi nào một ứng dụng đang yêu cầu sử dụng vị trí dựa trên GPS của điện thoại khi biểu tượng Vị trí  xuất hiện ở đầu màn hình. Tìm hiểu thêm

Dịch vụ vị trí của Google

Trong tư cách nhà cung cấp vị trí mạng, Google sẽ cung cấp một dịch vụ vị trí có tên Dịch vụ vị trí của Google (GLS) (còn gọi là Độ chính xác của vị trí trên Google trong Android 9 trở lên) trên phần lớn thiết bị Android. Dịch vụ này nhằm cung cấp vị trí thiết bị chính xác hơn và cải thiện độ chính xác nói chung của vị trí. Hầu hết điện thoại di động đều được trang bị GPS, một hệ thống sử dụng các tín hiệu từ vệ tinh để xác định vị trí của một thiết bị. Tuy nhiên, khi bạn bật Dịch vụ vị trí của Google, Google có thể thu thập thông tin bổ sung từ mạng Wi-Fi ở gần, mạng di động và các cảm biến trong thiết bị để xác định vị trí thiết bị của bạn. Dịch vụ vị trí của Google làm việc này bằng cách định kỳ thu thập dữ liệu vị trí từ thiết bị của bạn và sử dụng dữ liệu này dưới dạng ẩn danh để cải thiện độ chính xác của vị trí.

Bạn có thể tắt Dịch vụ vị trí của Google bất kỳ lúc nào trong phần cài đặt vị trí của thiết bị. Dịch vụ vị trí trên thiết bị của bạn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động ngay cả khi Dịch vụ vị trí của Google đã tắt, nhưng thiết bị sẽ chỉ dựa vào GPS để phỏng đoán vị trí thiết bị cho các ứng dụng có quyền cần thiết. Dịch vụ vị trí của Google khác với tùy chọn cài đặt vị trí trong thiết bị của bạn. Tìm hiểu thêm

Các tùy chọn cài đặt và quyền trên Android kiểm soát việc có dùng các cảm biến trong thiết bị (như GPS) hoặc vị trí dựa trên mạng (như GLS) để xác định vị trí của bạn hay không và kiểm soát những ứng dụng có quyền truy cập vào vị trí đó. Tuy nhiên, các tùy chọn và quyền này không ảnh hưởng đến việc các trang web và ứng dụng có thể phỏng đoán vị trí của bạn theo cách khác, chẳng hạn như dựa trên địa chỉ IP của bạn.

Vị trí được lưu như thế nào vào Tài khoản Google của tôi?

Tùy thuộc vào các sản phẩm và dịch vụ của Google mà bạn sử dụng và các tùy chọn cài đặt bạn đã chọn, Google có thể lưu thông tin vị trí vào Tài khoản Google của bạn. Hai trong số những nơi phổ biến nhất mà Google lưu thông tin này là Lịch sử vị trí và Hoạt động web và ứng dụng.

Lịch sử vị trí trên Google

Nếu bạn chọn bật Lịch sử vị trí và thiết bị của bạn báo cáo về vị trí, thì Google sẽ thu thập và lưu trữ vị trí chính xác của các thiết bị mà bạn đã đăng nhập, ngay cả khi bạn không sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của Google tại thời điểm đó. Vị trí này giúp tạo ra Dòng thời gian, là nơi Google lưu trữ dữ liệu Lịch sử vị trí, và có thể dùng để giúp Google đưa ra các mục đề xuất trong tương lai. Bạn có thể xem, chỉnh sửa và xóa nội dung đã lưu trong Dòng thời gian của mình vào bất kỳ lúc nào.

Khi bật Lịch sử vị trí, bạn sẽ được hưởng nhiều trải nghiệm cá nhân hóa hơn trên Google—chẳng hạn như mục đề xuất về nhà hàng trong Google Maps dựa trên những địa điểm ăn uống bạn đã đến, thông tin theo thời gian thực về thời điểm thích hợp nhất để về nhà hoặc đi làm để tránh đường đông, và các album tự tạo trong Google Photos dựa trên những địa điểm bạn đã đến.

Để biết xem bạn đã bật Lịch sử vị trí chưa, hãy truy cập phần Kiểm soát hoạt động. Bạn có thể phải đăng nhập, và sau đó, bạn sẽ thấy được tùy chọn kiểm soát này có bật hay không. Mặc dù bạn có thể tạm dừng việc thu thập dữ liệu Lịch sử vị trí mới, nhưng dữ liệu Lịch sử vị trí trước đây của bạn sẽ tiếp tục được lưu cho đến khi bạn xóa. Tìm hiểu thêm

Nếu bạn xóa dữ liệu Lịch sử vị trí của mình, dữ liệu vị trí của bạn vẫn có thể được lưu ở nơi khác, chẳng hạn như trong phần Hoạt động web và ứng dụng.

Hoạt động web và ứng dụng

Nếu Hoạt động web và ứng dụng được bật, thì nội dung tìm kiếm và hoạt động của bạn trên một số dịch vụ khác của Google sẽ được lưu vào Tài khoản Google của bạn. Hoạt động lưu trong Hoạt động web và ứng dụng cũng có thể bao gồm cả thông tin vị trí. Ví dụ: nếu bạn nhập “thời tiết” trong Tìm kiếm và nhận được kết quả tìm kiếm dựa trên vị trí của bạn, thì hoạt động này, bao gồm cả vị trí đã dùng để cung cấp kết quả này, sẽ được lưu vào phần Hoạt động web và ứng dụng của bạn. Vị trí được sử dụng và lưu trong Hoạt động web và ứng dụng có thể dựa trên những tín hiệu như địa chỉ IP của thiết bị hay hoạt động trước đây của bạn, hoặc dựa trên thiết bị của bạn nếu bạn đã chọn bật các tùy chọn cài đặt về vị trí trên thiết bị.

Việc bật tùy chọn cài đặt Hoạt động web và ứng dụng sẽ giúp Google hiển thị cho bạn kết quả tìm kiếm hữu ích hơn, quảng cáo phù hợp hơn và các mục đề xuất dành riêng cho bạn, chẳng hạn như khi bạn thấy Google tự động đề xuất nội dung tìm kiếm dựa trên nội dung bạn đã tìm trước đây. Bạn có thể xem lại và xóa nội dung đã lưu trong Hoạt động web và ứng dụng, hoặc tạm dừng tùy chọn này trong Tài khoản Google của mình. Khi bạn tạm dừng Hoạt động web và ứng dụng, Google sẽ dừng lưu nội dung tìm kiếm và hoạt động sau này của bạn trên các dịch vụ khác của Google. Ngay cả khi bạn xóa dữ liệu trong Hoạt động web và ứng dụng, dữ liệu vị trí của bạn vẫn có thể được lưu ở nơi khác, chẳng hạn như trong Lịch sử vị trí.

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
Call Now Button